Chuyển đến nội dung chính

'Đồ cũ, đồ mới' và những day dứt mùa Vu Lan - VietNamNet

"Đồ cũ, đồ mới" hay chuyện những người con giữa ngược xuôi bộn bề,không thể về bên mẹ, có thể bắt gặp đâu đó trong cuộc sống này.

Sáng cà phê gặp anh bạn chuẩn bị về quê, đồ đạc lủng củng, buộc hếtcả lên nóc xe. Hắn oang oang: "Về quê đây, một thể mang mấy món đồ cũvề cho bác mẹ, ngoài này thừa, nhà chật. Các cụ ở quê dùng thế thôi,không dùng cho người khác cũng được, đỡ phí".

Hắn đi rồi, mình lẩn thẩn hoài niệm. Năm 1997, tong tả về Hà Nội họcĐại học, bố nói: "Bố mới được tặng cái sơ mi, thôi bố không mặc, cho conđấy, đỡ thua bạn kém bè". Chiếc áo đấy bố được tặng từ một kỳ đại hộicủa Hội Văn nghệ tỉnh, cho đến giờ mình vẫn còn cất giữ. Nhà nghèo, quênghèo, bác mẹ là cha, nuôi đủ 5 người con ăn học là một cụ rấtlớn.

Thiếu thốn về vật chất đeo đẳng gia đình mình, đeo đẳng cả xứ Nghệnắng gió nhiều năm liền. Điều an ủi là, năm anh em đã nắm tay nhau lớnlên, học hành đầy đủ và nhờ đó, tìm được công việc, xây dựng được đờisống ấm áp. Mình là út trong gia đình. Mười bảy năm xa quê, với rấtnhiều rứa và một ít may mắn, mình đã tạo lập được cuộc sống cho mìnhở Hà Nội, làm được vài việc có thể ấm lòng bác mẹ.

Vu Lan, rằm tháng 7, báo hiếu, cha mẹ, quê hương

Con không về nổi mẹ ơi,

Quê hương gần lắm mà vời vợi xa...

Những chuyến quay về, cũng kiêu hãnh khi đã có thể làm được vài việc báohiếu. Nhưng cuộc gặp với người bạn khiến mình day dứt. "Đưa đồ cũ vềquê" là việc nhiều người làm, mình cũng từng, nên chả trách gì ông bạn.Có điều, nghĩ kỹ thấy có gì đắng đót. Đúng là "bố mẹ nuôi con bằng trờibằng bể. Con nuôi ba má kể tháng kể ngày".

Người Nghệ nghèo khó, giản dị và tằn tiện, việc "dùng đồ cũ" khôngphải là cái gì ghê gớm. Mua cho cha mẹ tấm áo mới, có khi các cụ lại cấtvào tủ, lấy đồ cũ ra mặc kỳ rách mới thôi. Cho dù, khoảng chục năm lạinay, cuộc sống mới đã không còn những ám ảnh cơm áo nữa. Nhưng dù sao,cảm giác day dứt là có thật.

Giữa mùa Vu Lan, mình viết mấy dòng lục bát:

Con về với phố với phường,

Có manh áo mới cha nhường cho con.

Con giờ xe đẹp nhà sang

Bao lăm đồ cũ lại "nhường" mẹ cha.

Với riêng mình, lúc nào cũng đau đáu một nỗi niềm quê hương, nỗi niềmvề mẹ. Mẹ vẫn ở quê nơi cha đã không về nữa, mười lăm năm nay. 17 nămtrước, khi nhận giấy báo đại học, xếp đồ cho mình, mẹ hỏi: "Ung đi họcrứa rồi có về quê không nả?". Mình đáp gọn lắm: "Có chứ, học xong convề...". Mẹ cười: "Ung nói rứa chớ mình biết, cho ung ăn học rồi là ungđi luôn. Thôi vậy con nhé!".

Ấy rồi mà đúng thật, quê hương xa dần, quê hương bỗng trở nên mộtnơi "khó về". Ấy rồi, nhoằng cái 17 năm "Từ độ học làm người của phố,Chén tha phương nghe đắng giữa lòng. Chiều nay nhận giả tảng nghiệt ngã.Mình đã thành, ừ nhỉ, người ngoài...".

Những chuyến trở về vội vã, mỗi lúc ra đi lại như có lửa trong lòng.Mẹ ở lại nơi mình đã lớn và mình không về, dẫu trong sâu thẳm, nhiều khi"Chỉ muốn về bên mẹ, Giữa những ngày rau dưa..."; Nhiều khi, thèm quayquắt được về nơi: "Em có về vườn chanh của mẹ, Nẻo giêng hai ấm ngọt sắchồng. Em xõa tóc giữa mùa xuân con gái. Và hương chanh cho anh ngấtngây lòng..."

Và rồi, một chuyến ra đi, co mình bên quán vắng đường mòn Hồ ChíMinh, nhớ mẹ, ngẫm về thế cuộc, viết vào note trong điện thoại mấy dòng:

Con không về nổi mẹ ơi,

Quê hương gần lắm mà vời vợi xa

Ngày đi mắt mẹ nở hoa,

Ngày về se sắt ấy là lòng con

Nghề đời nước đục bụi trong,

Thẳm sâu yên tĩnh ấy lòng đại dương

Con giờ, ừ nhỉ, tha phương

Lời xưa cũng đã lạc đường nằm mê.

Đồng tiền vẫn lẹm như dao,

Nhiều khi hiếu nghĩa tầm phơ tầm phào như chơi...

"Đồ cũ, đồ mới" hay chuyện những người con giữa xuôi ngược bộn bề,không thể về bên mẹ như mình, có thể bắt gặp đâu đó trong cuộc sống này.Giữa mùa Vu Lan, lắng lòng lại một chút để chiêm nghiệm về cuộc thế, vềchữ Hiếu. Tin rằng, cảm giác day dứt cũng sẽ có ở đâu đó trong các bạnkhi đọc những dòng này.

Hoàng Anh Minh

(*) Tác giả vàng anh Minh quê Hà Tĩnh, là một nhà báo kinh tế, chuyên gia tư vấn truyền thông độc lập.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thú vị quan niệm tình dục của người cổ đại | Kim chỉ đá lửa | Kienthuc. net. vn.

Phụ nữ Trung Quốc nức tiếng với bí kíp luôn là xấu hổ Nó được viết vào khoảng thế kỷ II trước công nguyên. Bao gồm 1. Trong khi đó. Người ta chứng minh được người dân Ai Cập cổ phát hiện được những căn bệnh lây qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra cũng như chứng yếu sinh lý Phụ nữ Ai Cập cổ ăn nhiều sữa chua để làm tăng nồng độ axit trong âm đạo. Sau khi pha hổ lốn trên. Hướng dẫn các "phong độ" trong phòng the cho các cặp uyên ương cũng như hướng con người tới sự hòa hợp âm dương về cả thể xác lẫn tinh thần chứ không thuần tuý chỉ thỏa mãn thèm muốn dục tình. Cổ trang của người Trung Quốc Đó được coi là điểm yếu của nam giới. Càng làm "chuyện ấy” nhiều lần thì mỹ nữ này càng trẻ ra. Ý thức nô nức và tốt hơn mà không có loại thuốc bổ nào có thể mang lại. Người Ai Cập đã phát minh ra bao cao su - biện pháp tránh thai trước hết của nhân loại Hạ Cơ có một cấu tạo đặc biệt ở cơ quan sinh dục nên khả năng chăn gối rất tuyệt vời. Thông qua một số nghiên

“Chuyện giường chiếu” kinh dị của vua chúa Việt (2)

 Trịnh Giang bỏ gái vào bao tải để thác loạn  Trịnh Giang (1729-1740) là vị chúa Trịnh thứ bảy thời Lê Trung Hưng. Theo các sử gia, nếu các chúa từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Cáng đều là những nhà thống trị tài hoa thì việc lên nắm quyền hành của Trịnh Giang lại là khởi đầu cho thời đại suy vong của họ Trịnh. Tục truyền, Trịnh Giang có tật mê đàn bà từ thuở nhỏ. Bởi vậy, không có gì lạ khi lên cầm quyền, ông sớm nức danh về thói ăn chơi dâm bôn không chừng đỗi. Càng về sau, Trịnh Giang càng có nhiều mô tả kì dị trong sinh hoạt tình dục. Một số thái giám hàng ngày phải lựa ra một người đẹp trong số cung nhân, hoặc bắt cóc dân nữ sống quanh khu vực cho tắm rửa sạch sẽ, đến tối bỏ vào một cái bao tải lớn, vác bỏ vào phòng của chúa Trịnh Giang, rồi mặc cho chúa “hành sự”. Không chỉ dừng lại ở đó, Trịnh Giang là kẻ dâm loạn còn từng dâm tà với vợ lẽ của cha mình là chúa Trịnh Cương. Sau này, Trịnh Giang bị mắc bệnh "dâm cơ địa" mà sinh ra yếu bóng dáng, sợ ánh sáng thái dương nên phải đ

Thiếu nữ Hạ Long "nóng bỏng" bên xế khủng

Thiếu nữ Hạ Long "nóng bỏng" bên xế khủng Trang chủ > Đời sống > Giới trẻ 09:35 AM, 25-07-2014 Ads "dịp vàng dành cho quý ông yếu sinh lý" Ads 7 Ngày vàng Đổ xô đi mua iPhone , Nokia , Zenfone giảm giá chỉ còn 990.000 đ ‹›× (ĐSPL) – Niềm say mê xế khủng không chỉ dành riêng cho phái nam nữa mà đã trở thành thú chơi của các cô nàng có cá tính mạnh mẽ. Trần Diễm là một trong những cô nàng đó. Gây sốt trên cộng đồng mạng Việt trong những ngày qua, hình ảnh xinh đẹp, quyến rũ bên xế khủng của cô bạn có tên Phương Diễm, đến từ Hạ Long (Quảng Ninh) làm nhiều người trằm trồ, ngưỡng mộ. Đặc biệt với những ai ham mê xế khủng. Được biết, Trần Phương Diễm, sinh năm 1996, cô bạn ham xe phân khối lớn đã 3 năm nhưng tiếp cận với xe thì mới khoảng 1 năm trở lại đây. Phương Diễm có kinh nghiệm điều khiển trên 10 loại mô tô với các chủng loại, kiểu dáng khác nhau như Kawasakiz1000, Yamaha r15, Phoenix175. Trong kỳ thi đại học vừa qua, một